Thư viện ảnh
Thống kê truy cập
Hôm nay : 0
Hôm qua : 1
Tháng 09 : 6
Tháng trước : 115
Năm 2024 : 1.131
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

HTX NAM CƯỜNG THU HOẠCH KHOAI TÂY THUỘC DỰ ÁN LIÊN KẾTSẢN XUẤT GẮN VỚI TIÊU THỤ SẢN PHẨM KHOAI TÂY MARABEL (Thuộc chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025)

Với mục tiêu chung là xây dựng được chuỗi liên kết sản xuất trồng và tiêu thụ sản phẩm khoai tây Marabel, từ khâu cung ứng giống, vật tư cho sản xuất đến thu mua sản phẩm. Góp phần thúc đẩy mô hình sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho các hộ dân tham gia liên kết. Mục tiêu cụ thể: Xây dựng chuỗi liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm của khoai tây Marabel, quy mô 30 ha (10ha/năm). Dự án liên kết với hình thức liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (Mục 4, Điều 4, Nghị định 98/2018/NĐ-CP, ngày 05/7/2018 của Chính phủ). Do HTX Nam Cường chủ trì liên kết, Chủ thể sản xuất là các hộ dân tham gia liên kết  (các hộ dân trồng khoai tây tại xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn)

 

Giống khoai tây Marabel là một trong các giống được đánh giá  rất cao về khả năng cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao nhất trong giai đoạn hiện nay. Giống có đặc điểm: Cây sinh trưởng và phát triển khỏe; củ có hình oval, mắt nông, vỏ vàng, ruột vàng, thơm ngon; thời gian sinh trưởng trung bình 85-95 ngày, năng suất rất cao (trung bình 20 – 25 tấn/ha/vụ); tính chống chịu tốt, ít sâu bệnh, có tính kháng virus, bệnh mốc sương…

 

Diện tích thực tế thực hiện 40,4ha/10ha kế hoạch, tổng cộng 08 nhóm hộ thực hiện. trong đó 30,4ha đã và đang thu hoạch, còn lại 10ha thu hoạch sau để sản xuất khoai giống. 

 

Thị trường sản phẩm của dự án liên kết do đơn vị chủ trì liên kết (Hợp tác xã Nam Cường), sẽ tổ chức xây dựng các kênh tiêu thụ tại các thị trường; 

+ Trong tỉnh: Thành phố Bắc Kạn và các điểm sản xuất.

+ Ngoài tỉnh: Hà Nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang

Bên cạnh đó, trong thời gian thực hiện dự án đơn vị chủ trì liên kết sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan, tìm hiểu về tiêu chuẩn sản phẩm của các thị trường khác trong nước và ngoài nước, định hướng sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn. Đồng thời, quảng bá sản phẩm tại Hội chợ triển lãm Nông nghiệp, quảng bá trên các kênh thương mại, chợ trực tuyến, thông qua các sản phẩm du lịch địa phương

 

Ngoài hiệu quả kinh tế, dự án được triển khai đã mang lại nhiều hiệu quả về mặt xã hội: Bằng việc ứng dụng công nghệ sản xuất tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao, giúp người dân gắn bó với sản xuất nông nghiệp do giá trị lao động được nâng cao (thu nhập tối thiểu bằng với thu nhập đại trà từ việc ly nông đi làm ở các nhà máy, các khu công nghiệp). Giải quyết việc làm thường xuyên cho 10 - 15 lao động địa phương. Chuỗi sản xuất được thực hiện, người dân sẽ định hướng rõ ràng loại hình cây trồng và hiệu quả mang lại, giảm tối đa hiện tượng mỗi gia đình trồng một loại cây theo kiểu tự phát. Đồng thời, từ đó giúp cho việc quản lý đất đai, quản lý sản xuất của các cơ quan quản lý dễ dàng hơn và nhiều hiệu quả xã hội khác,...

                                                                                         Tác giả: Ban Trang

 


Tác giả: Ban Thị Trang - Bí thư Đoàn TN xã Nam Cường
Tổng số điểm của bài viết là: 13 trong 4 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thăm dò ý kiến
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử:
Danh sách website các đơn vị